Cây đại hoàng - Rhizoma Rhei
20-02-2024 150
Đại hoàng hay còn gọi là hoàng lương thuộc loại cây thân thảo lâu năm. Dược liệu có vị đắng, tính hàn được sử dụng cầm máu, viêm ứ, ăn không tiêu, thông tiện. Cây thu hái khi đủ từ 3 năm tuổi trở lên.
Cây đại hoàng là cây gì?
Đại hoàng, có tên khoa học là Rhizoma Rhei, là một loại dược liệu đa dụng, thường mọc ở vùng núi cao trên đất đá, đường mòn, khe nứt, và ven suối. Cây này có thân mập, màu xanh lục và nâu, với các đốt cao 1,5-2 m.
Lá của đại hoàng dày, hình cầu, hình trứng rộng, có 5-7 gân gốc và đỉnh tù, thường có 30-40 cuống lá dài. Các lá phía trên thường nhỏ hơn.
Hoa của cây thường màu tím sậm, mọc thành chùm dài, và thường ra hoa từ tháng sáu đến tháng bảy. Quả của cây hình trứng, màu tím, có kích thước từ 0,5 đến 1,5 cm, và bắt đầu thu hoạch hạt từ tháng 7 đến tháng 9.
Tổng quan về Cây đại hoàng - Rhizoma Rhei
Cây đại hoàng - Rhizoma Rhei | Mô tả chi tiết |
Tên khoa học | Rheum sp., Polygonaceae(họ Rau răm). Ba loài Đại hoàng chính thường dùng làm thuốc là: Rheum palmatum L.; Rheum tanguticum Maxim. ex Balf. và Rheum officinale Baill. |
Đặc điểm cây | Thân cây to và sống lâu. Lá hình tim rộng khoảng 30-40 cm, chia thành 5-7 thùy chính, có thể chia thêm lần 2 hoặc 3. Thân cao 1-3 m mang lá và hoa xuất hiện vào năm thứ 3-4. Hoa mọc thành cụm chùm ở đầu ngọn, quả có hình bế và 3 góc. |
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến |
|
Thành phần hóa học | Anthraquinon (như rhein, aloe emodin, sennosid A-B, rheinosid A-B), tannin pyrogallic và tannin pyrocatechic, cùng với chất nhựa, dẫn chất stilben và flavonoid. |
Cây đại hoàng có tác dụng gì? | Đại hoàng thường được sử dụng để điều trị các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, ợ nóng, đau dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa, và cả trị mụn nhọt. |
Công dụng của cây đại hoàng - Rhizoma Rhei
Theo y học hiện đại
- Đại hoàng có tác dụng kiểm soát chảy máu đường ruột, giúp chữa lành tổn thương và hạn chế sử dụng thuốc chống đông. Hỗ trợ đại tiện dễ dàng hơn.
- Trong cây đại hoàng có các chất chống ung thư, kiềm hãm sự phát triển của những tế bào ung thư. Ngoài ra còn ngăn chặn tình trạng chướng bụng do các bệnh về gan gây ra.
- Cây đại hoàng còn có công dụng gây mê hiệu quả, hạ huyết áp và kích thích tim mạch.
- Khả năng kháng các loại vi khuẩn như bạch hầu, kiết lỵ, ức chế một số vi khuẩn cảm lạnh.
Theo y học cổ truyền
- Hỗ trợ ứ huyết ở vùng bụng, bế kinh nguyệt.
- Điều trị táo bón, chảy máu cam và nôn ra máu.
- Hỗ trợ tiêu ứ viêm, bỏng lửa.
- Trị hôi miệng, chảy máu chân răng.
- Một số lưu ý khi sử dụng đại hoàng.
– Trong khi sử dụng đại hoàng để trị táo bón, không nên dùng trong thời gian dài như vậy sẽ gây tác dụng ngược.
– Không nên sử dụng lá đại hoàng nhiều vì có thể gây co giật, khó thở, nhiệt miệng, nóng cổ họng và có thể dẫn đến tử vọng.
Cây đại hoàng chữa được bệnh gì?
1. Bệnh táo bón
- Chuẩn bị: Đại hoàng (sao vàng) 9 gam, hậu phác 9 gam, chỉ thực 6 gam, hỏa ma nhân 15 gam.
- Chế biến: Sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần trước bữa ăn, uống khi thuốc còn ấm. Dùng đến khi táo bón giảm.
Liều dùng cho táo bón mạn tính và táo bón do công việc
- Chuẩn bị: Đại hoàng (sao vàng) 45 gam, đào nhân 20 gam, mộc hương 15 gam, chỉ thực 15 gam, sài hồ 15 gam, cam thảo 15 gam.
- Chế biến: Nghiền thành bột, thêm mật ong để tạo viên hoàn, chia thành 2 lần uống sáng và tối, mỗi lần 6 gam, hoặc uống 9 gam mỗi ngày với nước hãm chỉ thực hoặc chỉ xác.
2. Trị nôn ra máu, chảy máu cam, trĩ ra máu, màng kết hợp sung huyết, sung huyết não, lợi bị sưng phù
- Chuẩn bị: Đại hoàng (sao cháy) 12 gam, hoàng cầm 12 gam, hoàng liên 12 gam.
- Chế biến: Sắc uống ngày 1 thang, chia thành 2-3 lần trước bữa ăn. Sử dụng liều thuốc này trong nhiều ngày cho đến khi các triệu chứng giảm đi.
3. Đối với mụn nhọt ở miệng, lưỡi, lỗ mũi, nhọt vú
- Chuẩn bị: Đại hoàng được nghiền thành bột mịn, uống mỗi lần 9g. Bạn cũng có thể pha bột đại hoàng vào nước để tạo thành dạng nhão, sau đó bôi vào vùng bị bệnh.
- Như bạn đã biết bất kỳ loại dược liệu nào cũng có những hạn chế của nó. Nhưng những công dụng mà đại hoàng mang lại rất có hiệu quả rất lớn trong y học cũng như dời sống con người.
4. Trị bỏng lửa bằng cây đại hoàng
Nghiền đại hoàng (sao cháy) thành bột mịn, sau đó áp dụng lên vết thương hoặc pha trộn với dầu khuynh diệp trước khi bôi vào vùng bị bỏng nhẹ.
5. Trị đau bộ phận sinh dục ở nữ
Sử dụng 40 gam đại hoàng, kết hợp với một thăng giấm để uống
6. Trị chảy máu chân răng và hôi miệng
- Chuẩn bị: Sử dụng đại hoàng (đã ngâm với nước vo gạo để mềm) và sinh địa hoàng.
- Thực hiện: Xắt hai loại vị thành lát và kết hợp chúng lại, sau đó đặt lên vùng đau. Trong quá trình sử dụng, hạn chế nói chuyện và để qua đêm. Nếu không cải thiện, lặp lại quá trình này.
7. Trị mụn nhọt sưng, đỏ và nóng
- Chuẩn bị: Trộn bột đại hoàng với giấm.
- Thực hiện: Bôi hỗn hợp này lên vết mụn. Khi hỗn hợp đã khô, thay bằng một lớp mới và tiếp tục sử dụng cho đến khi vết mụn hết.
8. Trị sưng vú
- Chuẩn bị: 40 gram đại hoàng và 40 gram phấn thảo.
- Chế biến: Nghiền thành bột, sau đó nấu với rượu ngon để tạo thành cao. Khi sử dụng, bạn bôi thuốc lên một miếng vải và dán vào vùng bị sưng. Trước khi dán, bạn nên uống 1 muỗng cao với rượu nóng.
- Liều lượng của đại hoàng có thể thay đổi tùy thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe và các yếu tố khác của bệnh nhân.
-
Cây An Xoa - Helicteres hirsuta Lour
09/03/2024 260
Cây an xoa đã được truyền lại với nhiều bài thuốc quý với khả năng chữa bệnh gan hoặc cải thiện giấc ngủ. Vậy thì thực tế, cây an xoa có thể để điều trị bệnh gan được không? Cùng tìm câu trả lời ngay qua bài viết bên dưới nhé!
-
Cây mía dò - Cheilocostus speciosus
01/03/2024 220
Cây mía dò, hay còn được gọi là mía cỏ, là một trong những vị thuốc nam phổ biến được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các tình trạng liên quan đến tiểu tiện như tiểu buốt, tiểu rắt và phù thũng.
-
Chuối hột rừng - Musa balbisiana
01/03/2024 174
Chuối hột rừng, còn được gọi là chuối nhãn, không chỉ là một loại thực phẩm giàu dưỡng chất mà còn được coi là một loại vị thuốc quý trong y học dân gian. Chuối hột rừng thường được sử dụng để ngâm rượu thuốc trong y học Đông y với nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe.
-
Cây cò ke - Grewia Paniculata Rox
01/03/2024 239
Cây Cò Ke là một loại cây thân gỗ hoặc cây nhỡ, có tên khoa học là Grewia Paniculata Roxb. Ex DC, thuộc họ Đay. Cây có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng địa phương, như Bung lai, Chua ke, Don sai, Bố trà diệp, Dan ke… Cây Cò Ke có nguồn gốc từ Trung Quốc và Đông Nam Á, ở Việt Nam chủ yếu phân bố ở phía Nam, trong các rừng thứ sinh hoặc ven đường.
-
Hà Thủ Ô - Fallopia Multiflora
01/03/2024 135
Hà thủ ô là một trong những vị thuốc Đông y phổ biến, được sử dụng từ lâu trong y học truyền thống của nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Loài cây này thường được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau và có nhiều tác dụng có lợi cho cơ thể.